Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng mùa mưa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị
  • Đăng vào 31/05/2024 2:45:29 CH

Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng mùa mưa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị

Nấm Hồng - Kẻ Thù Nguy Hiểm Trên Cây Sầu Riêng

Nấm hồng, còn được gọi là bệnh rỉ sắt, là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây sầu riêng. Bệnh gây hại trên thân, cành, lá và quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sầu riêng. Do đó, việc nắm rõ về đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng là vô cùng quan trọng để bảo vệ vườn sầu riêng của bạn.

Vì sao bệnh nấm hồng thường xuất hiện trên cây sầu riêng mùa mưa?

BỆNH NẤM HỒNG do Corticium salmonicolor và Erythricium salmonicolor tấn công, có thể xâm nhập qua rễ cây và lan truyền qua đường dẫn nước và dinh dưỡng, cuối cùng xâm nhập vào thân và cành.

  • Nấm bệnh phát tán chủ yếu qua đường nước mưa, nước tưới tiêu trong vườn, bay theo gió hoặc côn trùng. 
  • Nấm hồng thường tấn công cây trồng vào giai đoạn trước và sau khi thu hoạch, khi cây đang ở giai đoạn yếu nhất.

Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Triệu chứng gây ra trên những lá đã trưởng thành, có thể gây hại cả thân và cành cây non. Đối với cành non thường sẽ khô héo và chết cành. Chúng hút chất dinh dưỡng và làm giảm khả năng quang hợp khiến cây trồng sinh trưởng kém. 
Khi mới bị bệnh, vỏ cây sẽ xuất hiện một lớp tơ màu trắng đục, sau chuyển thanh màu nâu đỏ/màu cam hồng và lan ra xung quanh vỏ cây. Đây là thời điểm nấm tạo ra các bộ phận sinh sản (bào tử) để lây lan sang cây khác. Nấm bệnh ăn sâu và phá hủy lớp vỏ làm chết vỏ cây, làm cho nước và dinh dưỡng không vận chuyển được lên phía trên để nuôi cành. Bệnh nặng làm toàn bộ lá phía trên cành bị bệnh úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô. Nấm bệnh phát tán chủ yếu qua đường nước mưa, nước tưới tiêu trong vườn, bay theo gió hoặc côn trùng. Nấm hồng thường tấn công cây trồng vào giai đoạn trước và sau khi thu hoạch, khi cây đang ở giai đoạn yếu nhất.

Bệnh nấm hồng gây ra trên những lá đã trưởng thành, có thể gây hại cả thân và cành cây non
Bệnh nấm hồng gây ra trên những lá đã trưởng thành, có thể gây hại cả thân và cành cây non

Giải pháp phòng và xử lý bệnh nấm hồng

  • Mật độ trồng thích hợp, cắt tỉa cành nhánh thường xuyên, tạo tán thông thoáng trong tán cây và trong vườn, cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp tốt, giảm tình trạng độ ẩm cao.
  • Những cành bệnh, cành chết cần được xử lý và tiêu hủy tránh lây lan.
  • Chăm sóc cây tốt, tưới nước, bón phân đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng để cây đủ sức kháng lại bệnh hại.
  • Khi cây có dấu hiệu bệnh thì phun thuốc đặc trị có chứa hoạt chất gốc đồng, gốc Triazole (Hexaconazole, Difenoconazole), gốc sinh học (Validamycin A),… hoặc sử dụng chế phẩm sinh học đươc chiết xuất dạng các enzyme để ức chế và tiêu diệt nấm. Kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, trong số đó nhà vườn có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
Giải pháp phòng và xử lý bệnh nấm hồng
Giải pháp phòng và xử lý bệnh nấm hồng

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ

Bài viết liên quan

Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ