Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm ít nhất 2 nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp. Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu. Phân tổng hợp cũng như Phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.
Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò… nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
* Vôi nung (vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Một số phân bón thường chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh như quặng photphat (chứa 8-16% S) ; đạm Sunphat amôn [(NH4)2SO4 chứa 24% S]; Sunphat kali (K2SO4, chứa 18% S);
Canxi sunphat [CaSO4.H2O] hay còn gọi là thạch cao, trong loại phân vô cơ này có chứa hàm lượng Canxi lên đến 32%. Thường bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón.
Phân vi lượng gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng như:
Hiện nay trên thì trường phân bón xuất hiện rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là DAP hoặc D.A.P nhưng thực ra nó chỉ là phân bón hỗn hợp gồm 2 thành phần N và P tức là Đạm và Lân. Nhưng được giới thiệu là DAP và bán giá như phân bón DAP thật. Vậy đâu là D.A.P thật và D.A.P chỉ là hỗn hợp N-P?
Trước tiên, nên hiểu Phân bón DAP là gì? DAP là chữ viết tắt của Di Amonium Photphat, chứa 2 thành phần là Nitơ (đạm) và Photpho (lân) có công thức hóa học là (NH4)2HPO4, đây được xem là loại phân vô cơ đơn và có giá thành khá cao so với các loại phân vô cơ khác như Urea và Kali.
Phân bón DAP được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là quặng Apatit – là quặng phốt phát có thể sản xuất được trong nước và nhập khẩu từ thế giới.
Phân DAP phổ biến nhất hiện nay là:
a. Nó thực chất là phân bón N.P (Amonium Photphat = (NH4)3PO4), là hợp chất không ổn định làm bằng Amoni với Acid Photporic hoặc Ure với muối Phosphat để tạo thành. Nhưng Giá bán bằng với DAP thật là Di Amonium Photphat
b. Nó sử dụng nguồn nguyên liệu DAP = Di Amonium Photphat nhưng thành phần công bố trên bao bì, trên nhãn phụ thấp hơn so với DAP thật nhưng bán giá cũng bằng với DAP thật Di Amonium Photphat
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hỗn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được.
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:
Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK (20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
=> Lượng nguyên chất cần dùng là NPK = 46-40-30
=> Đã bón 100 kg NPK (20-20-15) = 20-20-15
* Vậy phải thêm 13 kg Urê + 100 kg NPK (20-20-15) thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.
Đăng vào 14/05/2024 17:00:07