KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - Phần 2: Chăm sóc
  • Đăng vào 20/01/2025 1:30:38 CH

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - Phần 2: Chăm sóc

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - Phần 2: Chăm sóc

1. Làm cỏ

  • Cà phê trồng mới làm cỏ 3-4 lần, cà phê kiến thiết cơ bản 5-6 lần/năm, cà phê kinh doanh 3-4 lần/năm.
  • Khi làm cỏ xới xáo, cần tránh làm tổn thương rễ và cổ rễ để hạn chế bệnh rễ.
  • Có thể sử dụng hóa chất để diệt cỏ đối với các loại cỏ lâu năm và sinh sản vô tính như: cỏ tranh, cỏ gấu...

2. Làm bồn

Mục đích:

  • Chứa nước tưới trong mùa khô.
  • Hạn chế xói mòn.

Thực hiện:

  • Việc tạo bồn tiến hành trước khi mùa mưa chấm dứt từ 1-2 tháng.
  • Trong năm đầu, kích thước bồn rộng 1m và sâu 0,15-0,20m.
  • Các năm sau, bồn được mở rộng theo hình chiếu của tán cây cho đến khi đạt kích thước ổn định: rộng 2-2,5m và sâu 0,15-0,20m.
  • Khi vét đất tạo bồn cần cẩn thận, tránh làm tổn thương rễ cà phê.

3. Tạo thảm phủ đất và tủ gốc giữ ẩm

Tạo thảm phủ đất

  • Là biện pháp quan trọng đối với những vườn cà phê cưa đốn phục hồi và ghép cải tạo chưa giao tán trong mùa khô hạn.

Tác dụng:

  • Bảo vệ lớp đất mặt, hạn chế xói mòn, giảm sự bốc thoát hơi nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
  • Tăng thêm chất hữu cơ, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng khoáng, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong đất.

Nhược điểm:

  • Khối lượng vật liệu tủ lớn, mùa khô dễ gây cháy, mùa mưa làm đất mặt quá ẩm dễ gây bệnh cho cây cà phê.

  • Trồng xen các loại đậu đỗ, lạc trong vườn cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB), cách hàng cà phê tối thiểu 0,7m.

  • Sau thu hoạch, thân lá cây trồng xen được giữ lại làm vật liệu tủ gốc cho cây cà phê vào mùa khô.


Tủ gốc

Nguyên liệu:

  • Làm cỏ sạch gốc vào cuối mùa mưa, lấy nguyên liệu hữu cơ từ cây phân xanh, đậu đỗ trồng xen.
  • Lấy thêm nguyên liệu tủ gốc bên ngoài như rơm, rạ, cây phân xanh...

Cách tủ:

  • Tủ một lớp dày 20-30cm, đường kính rộng ra ngoài bộ tán cây từ 20-30cm.
  • Lớp nguyên liệu cách gốc cà phê 10cm để chống mối làm hại cây.
  • Phủ lên lớp tủ một lớp đất mỏng để tăng khả năng giữ ẩm, chống cháy và gió bay rác tủ.
  • Có thể tủ toàn bộ diện tích hoặc xen kẽ 1-2 hàng cà phê.

Lưu ý:

  • Thực hiện vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô.

4. Ép tàn dư thực vật

  • Ép tàn dư thực vật giúp vệ sinh đồng ruộng, hạn chế nguồn sâu bệnh, tăng hữu cơ và cải thiện đất.
  • Tàn dư thực vật như cây xanh, cỏ rác, cành lá khô mục được ép xanh làm phân hữu cơ tại chỗ.

Thực hiện:

  • Cày hoặc đào rãnh sâu 40cm, rộng 30cm giữa 2 hàng cà phê.
  • Cho tàn dư thực vật vào rãnh, thêm men vi sinh, lân, vôi, phân hữu cơ, rồi lấp kín.

5. Tạo hình, tỉa tán

5.1. Đặc điểm thực vật liên quan đến kỹ thuật tạo hình

  • Quy luật ra cành, ra hoa, hoạt động quang hợp của lá, vận chuyển dinh dưỡng.

5.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp tạo hình

  • Điều kiện môi trường, giống cà phê, tập quán canh tác, giá nhân công.

5.3. Các phương pháp tạo hình

5.3.1. Tạo hình đơn thân có hãm ngọn

a. Tạo hình cơ bản

  • Định số thân trên một hố: Nuôi 1-2 thân/hố.
  • Hãm ngọn - nuôi tầng: Hãm ngọn 2-3 lần, độ cao cuối cùng 2,2-2,4m.

b. Tỉa cành

  • Cắt lần 1 sau thu hoạch: Loại bỏ cành khô, sâu bệnh, cành vô hiệu.
  • Cắt lần 2 trong mùa mưa: Tỉa cành thứ cấp ở vị trí không thuận lợi, duy trì tán cây thông thoáng.

c. Bổ sung phần tán bị khuyết

  • Đối với cây khuyết tán ở dưới, giữa hoặc trên thân, thực hiện nuôi chồi vượt hoặc cắt tỉa phù hợp để phục hồi tán cây.

5.3.2. Tạo hình đa thân không hãm ngọn

  • Mục đích: Để nhiều thân sinh trưởng tự nhiên, không bấm ngọn.
  • Thực hiện cưa đốn định kỳ và nuôi thân mới, có thể nuôi đồng loạt hoặc luân phiên.

Các biện pháp kỹ thuật khác

  • Tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại.
  • Phòng chống úng, cháy; rong tỉa cây chắn gió, che bóng.

Xem video ngay >>> KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - CHỦ ĐỀ 5 - PHẦN 2 - CHĂM SÓC

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ