KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ
  • Đăng vào 08/01/2025 1:20:03 CH

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ
 

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ

Đặc điểm của các loài và giống cà phê thường trồng

Loài cà phê chè (Coffee arabica Liné)

Nguồn gốc và quá trình phát tán

  • Cà phê chè (Coffee arabica Liné)
  • Cà phê Arabica có nguồn gốc ở cao nguyên Châu Phi: Jimma ở Tây Nam Ethiopia, cao nguyên Buma ở Đông Nam Sudan và phía Bắc Kenya. Khí hậu mát mẽ.
  • Được trồng trọt đầu tiên bởi người Ả rập vào thế kỉ 14 và được rộng rãi trên thế giới ở thế kỷ 17.
  • Cà phê Arabica được mô tả đầu tiên bởi nhà sinh vật học Linnaeus (Thụy Điển) vào năm 1753

2 con đường phát triển của cây cà phê

  • Hướng 1: Thế kỷ 17 từ Yemen => Ấn độ => Indonesia, Từ đảo Java (Indonesia) => Amsterdam (Hà lan) => các nước châu Mỹ và thành giống Typica (Coffea arabica var. Typica Cramer).
  • Hướng thứ 2: (1708 – 1718) từ Yemen => đảo Bourbon (Reunion) => các nước châu Mỹ gọi là giống cà phê chè Bourbon (Coffea arabica var. Bourbon).
  • Từ thế kỷ 18 tất cả các nước châu Mỹ đều trồng 2 giống này, sau đó lại đưa trở ngược lại trồng ở các nước châu Phi.

Đặc điểm của các loài và giống cà phê thường trồng

Đặc điểm thực vật học

Thân:

  • Cà phê là cây lâu năm, dạng thân gỗ, cao 3 - 6 m, thực tế chỉ cao khoảng 2 - 3 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m.
  • Thân lúc nhỏ dạng hình vuông, màu xanh, sau chuyển sang hình trụ tròn và màu nâu.
  • Thân chia thành nhiều lóng, mỗi đốt của lóng có một cặp lá,
  • Thân bé, ít chồi vượt. Gỗ cây có màu nhạt, cứng, nặng và chắc. Vỏ cây mỏng, có màu xám nhạt và trở nên nứt nẻ, sần sùi khi già.

Cành

  • Cành quả: phát triển theo chiều ngang, cành thon dài, đối xứng. 
  • Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1). Cành cơ bản mọc thành từng cặp đối xứng nhau qua thân chính, cặp cành mọc ra sau luôn vuông góc với cặp cành ra trước. Cành cơ bản nhỏ, yếu và có nhiều cành thứ cấp.
  • Cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành cấp 2...
  • Cành vượt: (chồi vượt) và thân chính sinh trưởng theo chiều thẳng đứng.

 

Loài cà phê chè (Coffee arabica Liné)

  • Lá mọc đối xứng, cuống ngắn 0.4 - 1.2 cm. Lá có hình oval dạng thuôn dài, nhọn ở hai đầu, rìa lá quăn, mềm và rũ xuống.
  • Chiều dài của lá khoảng 7 - 20 cm, rộng 4 - 6 cm.
  • Mặt lá nhẵn, mặt trên lá màu xanh thẩm, mặt dưới xanh nhạt hơn.
  • Lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả.

Hoa

  • Hoa phát triển trên các nách lá của cành quả tạo thành các xim hoa (1 - 5 cụm). Mỗi xim hoa có từ 1 - 4 hoa.
  • Hoa lưỡng tính, cuống hoa ngắn, lá đài kém phát triển, tràng 5 cánh màu trắng, phía dưới dính với nhau tạo thành tràng hình ống.
  • Khi hoa nở có mùi thơm như hoa nhài. Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng.
  • Hoa cà phê chè thuộc loại tự thụ phấn, thời gian từ hoa đến quả chín 6 - 8 tháng
     

Cấu tạo hoa cà phê 

1.    Đài hoa
2.    Ống hoa
3.    Cánh hoa
4.    Nhị cái (nhụy)
5.    Nhị đực
6.    Noãn sào

Quả

  • Thuộc loại quả hạch, hình trứng. Lúc non có màu xanh, chín chuyển sang màu đỏ hoặc vàng tùy giống.
  • Quả dài 1.0 - 1.8 cm và rộng 0.8 - 1.2 cm.
  • Lúc quả chín, hạt được bọc bởi một lớp vỏ thịt dày, mọng nước và có nhiều đường.
  • Giữa lớp vỏ thịt và vỏ hạt (vỏ thóc) là một lớp chất nhầy dính.
  • Quả thường chứa 2 hạt hơi dẹt và thon, có màu xanh xám, dài 0.8 - 1.2 cm
  • Tỷ lệ quả tươi/nhân khoảng 4-6

Cấu tạo quả cà phê
1.    Cuống quả
2.    Thịt quả
3.    Vỏ thóc
4.    Vỏ lụa
5.    Phôi
6.    Nội nhủ
Hạt

  • Hạt cà phê (nhân) có nội nhủ cứng được bao bọc bởi lớp vỏ mỏng màu bạc gọi là vỏ lụa và lớp vỏ hóa gỗ màu vàng nhạt gọi là vỏ thóc.
  • Nhân có màu xanh xám, xám xanh, xanh lục... tùy giống và phương pháp chế biến.
  • Nhân là một nội nhủ cứng mặt trong phẳng có rãnh hẹp ở giữa, mặt ngoài cong, chứa một phôi nhủ nằm ở dưới đáy có một rễ non hình chóp và 2 tử diệp cuộn tròn lại.
  • Kích thước, hình dạng, khối lượng của hạt thay đổi theo giống, ngoại cảnh và sự tác động của con người.

Rễ:

Cây cà phê có 3 loại rễ:

  • Rễ cọc: Có độ dài từ 0,3-0,5 m, mọc từ thân chính.
  • Rễ nhánh: Mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,2- 1,5 m. Rễ nhánh càng ăn sâu, khả năng hút nước và chịu hạn càng tốt.
  • Rễ con: Mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh thành hệ thống rễ con. Sự phát triển của rễ con phụ thuộc vào độ dày của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0-30 cm. 

Đặc điểm thực sinh trưởng

  • Phạm vi thích ứng nhiệt độ từ 5 - 300C, thích hợp từ 15 - 240C. Sự phát triển của cây sẽ suy yếu khi nhiệt độ môi trường trên 250C. Cà phê chè có khả năng chịu rét và chịu hạn tốt nhất.
  • Thường trồng ở độ cao từ 800 - 2000m. 
  • Lượng mưa thích hợp 1200 - 1500 mm/năm. Nếu lượng mưa cao 2500 - 3000 mm sẽ bắt đầu gây bất lợi cho cây. Ẩm độ không khí thích hợp trên 70%. 
  • Nếu có thời gian khô hạn khoảng 2-3 tháng thì quá trình phân hoá mầm hoa thuận lợi.
  • Phát triển được trên đất có pH từ 4 - 8, tối ưu 5.2 - 6.2.

Giá trị kinh tế

  • Cây cà phê chè được trồng sớm và rộng rãi nhất, chiếm 70% tổng diện tích và trên 75% sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm.
  • Cà phê chè là loài có giá trị kinh tế nhất.
  • Trên thị trường, cà phê Arabica được đánh giá cao hơn cà phê Robusta vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Ngoài ra, cà phê Arabica được chế biến theo phương pháp ướt.

Loài cà phê vối (Coffea canephora Pierre)

Nguồn gốc và quá trình phát tán

  • Dưới tán rừng thưa, thấp (300 – 700m), nóng, ẩm thuộc châu thổ sông Congo, khoảng giữa 10o vĩ Bắc đến 10o vĩ Nam 
  • Phát hiện đầu thế kỷ 19. Robusta được trồng ở độ cao từ 0 - 1000 mét, trồng nhiều ở Tây Phi và Đông Á. Ở Việt nam được trồng từ năm1930, phù hợp với Miền đông – Tây nguyên.
  • Dựa theo đặc điểm hình thái học và nông học trong trồng trọt, chia loài Coffea canephora làm 2 nhóm:

- Coffea canephora var. Robusta (cà phê vối) được trồng nhiều ở các nước châu Phi, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam.

- Coffea canephora var. Kouillou được tìm thấy ở Bờ Biển Ngà và Congo. Giống này ít có giá trị kinh tế vì năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh.

Đặc điểm thực vật học

Thân cành

  • Cây cà phê vối thân gỗ cao 8-12m, có nhiều chồi vượt.
  • Cành cơ bản to khoẻ, phân cành thứ cấp ít
  • Trong điều kiện chăm sóc tốt, cành cơ bản bắt đầu xuất hiện sau trồng 20 – 40 ngày.
  •  Cành và thân cà phê là nơi dự trữ dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng quả.
  • Đặc điểm của các loài và giống cà phê thường trồng

Lá cà phê vối

  • Phiến lá to, hình mũi mác, mép ít gợn sóng, lá có tuổi thọ từ 7 – 10 tháng.
  • Cành và lá có tương quan chặt chẽ với năng suất.
  • Lượng tinh bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích lũy trong lá và hệ thống mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạt nhỏ, năng suất thấp.

Hoa

  • Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp.
  • Hoa mọc thành từng cụm (1-5 cụm) ở nách lá của cành ngang, mỗi cụm có từ 1-5 hoa.
  • Tràng hoa màu trắng. Hoa cà phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng.
  • Cà phê vối là cây tự bất hợp.
  • Cà phê vối không ra hoa lại ở những đoạn cành (hoặc nách lá) đã ra hoa năm trước.

Quả, hạt

  • Quả hình trứng, cuống quả ngắn và dai hơn cà phê chè nên khi chín ít bị rụng. Quả cà phê có 1-2 nhân.
  • Thời gian từ lúc ra hoa cho tới khi quả chín kéo dài từ 9-10 tháng.
  • Quả thường nhỏ hơn quả cà phê chè. Hàm lượng caffein trong hạt 2,5-3%. Tỷ lệ quả tươi/nhân khoảng 4-6.

Đặc điểm thực vật học

Rễ:

Cây cà phê có 3 loại rễ:

  • Rễ cọc: Dài từ 30-50cm, mọc từ thân chính.
  • Rễ nhánh: Mọc ra từ rễ cọc, ăn sâu vào đất để hút nước. Rễ nhánh có thể ăn sâu xuống đất tới 1,5-2,5 m.
  • Rễ con: Mọc từ rễ nhánh phát triển ra xung quanh thành hệ thống rễ con. Hệ thống rễ này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0-30 cm)

Đặc điểm sinh trưởng
•    Cà phê vối ưa nóng ẩm. Nhiệt độ thích ứng từ 24-300C, thích  hợp từ 24-260C, chịu lạnh và hạn rất kém. 
•    Lượng mưa thích hợp từ 1500-2000mm/năm, phân bố đều trong 9 tháng, nhưng phải có thời gian khô hạn ít nhất là 2-3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hoá mầm hoa. 
•    Ẩm độ thích hợp là trên 80%. 
•    Ưa ánh sáng dồi dào, chịu được ánh sáng trực xạ.
•    Đất để trồng phải có tầng sâu tối thiểu là 70cm, đất phải tơi xốp, giữ nước và thoát nước tốt, có hàm lượng mùn trên 3%, pH từ 4,5-6,5.

Giá trị kinh tế

  • Có hương vị nhạt và đắng hơn Arabica nhưng chứa hàm lượng caffein cao hơn. Thường dùng trong công nghiệp. Hay được uống ở châu Âu vì nó tạo lớp “kem” ở bên trên cốc tốt hơn.
  • Trên thế giới cây cà phê vối chiếm xấp xỉ 30% tổng diện tích và 25% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm.
  • Ở Việt Nam, cây cà phê vối được phát triển nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai, chiếm khoảng 90% tổng diện tích và sản lượng của cả nước.

Loài cà phê mít (Coffea liberica Bull)

- Cà phê mít (Coffea liberica Bull) có nguồn gốc từ vùng Tây Phi. Đây là loài cà phê mọc hoang dại ở vùng đất thấp được tìm thấy gần Monrovia của Liberia và sau đó được mở rộng ra trồng ở châu Phi.

- Cũng như cà phê vối, cà phê mít là cây tự bất hợp do đó có rất nhiều dạng hình khác nhau. Có hai dạng được trồng khá phổ biến đó là:

  • C. liberica var. Excelsa, thường được gọi là cà phê mít.
  • Dạng thứ hai là C. liberica var. Liberica thường được gọi là cà phê dâu da vì quả của nó to giống như quả dâu da.

Công tác giống cà phê

Công tác giống cà phê trên thế giới

Phương pháp cổ điển nhất để chọn giống cà phê bao gồm các bước: 

  • Tuyển chọn quần thể hoang dại => tiếp theo lai => đánh giá sản lượng => lai ngược => và lai giữa các loài.
  • Nhược điểm: là thời gian lâu, thường khoảng 30 năm mới chọn ra được giống mới.

Ngày nay, công nghệ sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong cải tạo và chọn giống cà phê như:

  • Nuôi cấy mô, 
  • Chuyển nạp gen 
  • Phương pháp sinh học phân tử như RFLP, RAPD, SSR, STS...

Xem thêm:

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - CHỦ ĐỀ 2 - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ (PHẦN 1)

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - CHỦ ĐỀ 2 - GIỐNG VÀ ĐẶC TÍNH GIỐNG CÀ PHÊ (PHẦN 2)

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ