KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY CÀ PHÊ
  • Đăng vào 08/01/2025 3:12:12 CH

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY CÀ PHÊ

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY CÀ PHÊ

1. Giai đoạn sinh trưởng

Hiện tượng (Quá trình) nảy mầm

Hiện tượng (Quá trình) nảy mầm

Cấu tạo của hạt cà phê

  • Nội nhũ (nhân cà phê) cứng chứa các chất dự trữ như protein, tinh bột, đường, caphein, tanin v.v….
  • Phôi (gồm có một rễ mần hình nón và 2 tử diệp cuốn lại chính là nội nhũ).
  • Lớp vỏ lụa mỏng do màng ngoài của hạt tạo nên
  • Lớp vỏ trấu cứng bảo vệ chính là nội bì của quả.

Bảo quản hạt cà phê giống

  • Hạt cà phê không có tính ngủ nghỉ. Hạt cà phê sau khi ủ thường mất sức nẩy mầm cho nên cần tiến hành gieo ươm ngay lập tức.
  • Trong điều kiện bình thường hạt cà phê chè sau 6 tháng và cà phê vối sau 4 tháng đã mất sức nảy mầm.
  • Việc bảo quản hạt cà phê còn ướt (thủy phần 40-45%) bằng cách gói trong than ẩm, đặt nơi thoáng mát có thể kéo dài khả năng nảy mầm của hạt tới 7 tháng (cà vối) và 1 năm (cà chè).
  • Hạt cà phê có thủy phần 40-41% được gói trong các túi PE thật kín và giữ ở nhiệt độ 15-190C thì tỷ lệ nảy mầm có thể đạt trên 80% sau 30 tháng.

Các giai đoạn nảy mầm

  • Giai đoạn “nứt nanh” sau 2-3 tuần (hạt còn vỏ trấu) và 1-2 tuần (hạt tách vỏ trấu) rễ mọc và chui ra ngoài hạt.
  • Giai đoạn “đội mũ” hay “que diêm” khoảng 20 –25 ngày sau khi “nứt nanh”.
  • Giai đoạn “lá sò” khoảng 10 – 15 ngày sau khi “đội mũ”.
  • Giai đoạn lá thật khoảng 20 – 25 ngày sau giai đoạn “đội mũ”.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm

  • Nhiệt độ: Thích hợp nhất là từ 30 –320C, dưới 100C quá trình nảy mầm bị kìm hãm.
  • Ẩm độ. Đủ ẩm để hạt nảy mầm. Úng nước cây sẽ chết do thiếu oxy.
  • pH từ 5 – 6,5 (thường xuyên rửa hạt).
  • Oxy. Trong quá trình nảy mầm, hô hấp tăng mạnh cần nhiều oxy 

Các giai đoạn tăng trưởng

  • Từ 3 –4 tháng đầu (lúc mới có 2 – 3 cặp lá thật) cây sinh trưởng rất chậm.
  • Từ khi có cặp lá thứ 4 cây bắt đầu sinh trưởng rất nhanh.
  • Sau 5 – 7 tháng cây đã đạt chiều cao từ 20 – 30 cm và có tới 5 – 7 cặp lá thật có thể đem đi trồng.
  • Sau một năm trồng cây có thể đạt độ cao từ 60 – 80 cm và có từ 4 – 6 cặp cành

Các loại chồi trên thân, cành

Trên thân:

  • Ở mỗi nách lá sò có 1 chồi ngủ sẽ phát triển thành chồi vượt.
  • Ở mỗi nách lá thật từ đôi lá thứ nhất đến đôi lá thứ 4 có 3 chồi ngủ sẽ phát triển thành chồi vượt.
  • Từ cặp lá thứ 5, mỗi nách lá có 4 chồi ngủ. 3 Chồi phía dưới sẽ phát triển thành chồi vượt. Duy nhất một chồi trên cùng phát triển thành cành ngang.   

Trên cành: Trên mỗi nách lá của cành ngang có rất nhiều chồi ngủ. Các chồi này có thể biệt hóa để thành hoa hoặc thành cành thứ cấp và không bao giờ trở thành chồi vượt được.

Các loại chồi trên thân, cành

2. Giai đoạn sản xuất

Sinh trưởng rễ

a. Cấu tạo, chức năng của bộ rễ

  • Rễ cọc giúp cây trụ vững trong đất, ăn sâu từ 30cm – 100cm.
  • Rễ trụ làm nhiệm vụ hút nước ở tầng sâu.
  • Rễ ngang phát triển song song với mặt đất, đầu có nhiều lông tơ (rễ tơ) để hút chất dinh dưỡng.    
  • Phân bố của bộ rễ cà phê ở các tầng đất khác nhau 

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ

  • Tính chất vật lý của đất (tầng sâu > 70cm).
  • Hàm lượng mùn >3%.
  • Ẩm độ đất (>28%).
  • pH 4,5 – 6,5. Quá thấp lân bị cố định, nhôm di động tăng làm cây ngộ độc (cà phê chè 100ppm/100gr đất; cà phê vối  50ppm/100gr đất), nấm, tuyến trùng.
  • Nhiệt độ (tủ gốc, cây che bóng).
  • Hàm lượng dinh dưỡng khoáng.    

Hệ thống khí sinh

a. Thân cành và các loại mầm trên thân cành

  • Cà phê thân gỗ, cao trên 10 mét. 
  • Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành mọc từ cành cấp 1 gọi là cành thứ cấp (cành cấp 2). 
  • Trên thân cà phê, ở mỗi nách lá có một hoặc nhiều mầm ngủ:
  • Nách của lá sò: chỉ có 1 mầm ngủ,
  • Lá thứ 2 đến thứ 4: mỗi nách lá có 3 mầm ngủ có thể phát triển thành cành vượt.
  • Từ cặp lá thứ 5 trở đi: tại mỗi nách lá có 2 vùng mầm:

-    Một vùng nằm ngoài nách lá chỉ có duy nhất 1 mầm có khả năng phát triển thành cành quả.
-    Vùng mầm thứ 2 nằm trong nách lá, có nhiều mầm có thể hình thành nên chồi vượt.

b. Đời sống của lá cà phê

  • Đời sống của lá cà phê kéo dài từ 8 – 12 tháng và trải qua 4 giai đoạn:
  • Giai đoạn sinh trưởng kéo dài từ 4 – 5 tuần.
  • Giai đoạn cutin hóa từ 4 – 6 tuần.
  • Giai đoạn trưởng thành từ 4 – 6 tháng.
  • Giai đoạn già cỗi từ 3 – 6 tuần.
  • Tổng diện tích lá/cây từ 25 – 45m2.
  • Chỉ số lá 4 – 7

Xem thêm: KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - CHỦ ĐỀ 3 - ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY CÀ PHÊ


 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ