KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ
  • Đăng vào 10/01/2025 3:07:44 CH

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ

Cà phê là một trong những cây trồng quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng vai trò chủ lực trong ngành nông nghiệp tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Để đạt được năng suất và chất lượng hạt cà phê tối ưu, việc hiểu rõ các yêu cầu sinh thái của cây cà phê là điều vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ đi sâu vào các yếu tố môi trường, điều kiện khí hậu, đất đai, và kỹ thuật canh tác phù hợp, từ đó giúp người trồng cà phê xây dựng những mô hình canh tác hiệu quả và bền vững.

Cà phê mang lại giá trị kinh tế cao

 

Yêu cầu sinh thái của cây cà phê

1. Yêu cầu về nhiệt độ

  • Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái rất quan trọng 
  • Nhiệt độ là yếu tố mang tính giới hạn, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng phát dục của cây
  • Các hoạt động sinh lý của cây như quang hợp, hô hấp đều thay đổi theo nhiệt độ
  • Phạm vi nhiệt độ thích hợp phụ thuộc vào từng loài, giống cà phê và điều kiện sinh sống

* Nhiệt độ đối với cà phê Chè (Arabica)

  • Độ cao từ 1.300 – 1.800m so với mặt biển
  • Nhiệt độ từ 5 – 30 độ C, thích hợp nhất là từ 15 – 24 độ C
  • Trên 25 độ C quá trình quang hợp giảm dần
  • Trên 30 độ C cây sẽ  ngừng quang hợp và lá bị tổn thương nếu nhiệt độ kéo dài.
  • Dưới 5 độ C cây ngừng sinh trưởng. 
  • Cà phê chè chịu rét tốt tới 1 – 2 độ C trong một thời gian ngắn cây vẫn chưa bị hại

* Nhiệt độ đối với cà phê Vối (Robusta)

  • Nguyên sản ở vùng thấp, dưới tán rừng thưa, cần nhiệt độ cao hơn
  • Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 300C, thích hợp nhất là từ 24 – 260C.
  • Cà phê vối chịu rét kém, nhiệt độ < 70C cây đã ngừng sinh trưởng và dưới 50C đã bắt đầu gây hại
  • Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm và giữa ngày và đêm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê.

2. Yêu cầu về lượng mưa

Lượng mưa và sự phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm là những yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê

Đối với cà phê chè (Arabica)

Đối với cây cà phê vối (Robusta)

  • Do ưa thích khí hậu mát mẻ, khô hanh hơn nên cần lượng mưa vừa phải từ 1.200mm – 1.500mm.
  • Cây cần một khoảng thời gian khô hạn từ 2-3 tháng sau thu hoạch để kích thích phân hóa mầm hoa
  • Cần một lượng mưa lớn trong giai đoạn sau khi cây ra hoa được 2 – 3 tháng để tạo ra kích thước hạt lớn.
  • Cây cà phê chè có khả năng chịu hạn tốt hơn so với cây cà phê vối.
  • Do ưa thích khí hậu nóng ẩm nên yêu cầu lượng mưa cao hơn từ 1.500 – 2.000mm.
  • Để phân hóa mầm hoa cây cần một thời gian khô hạn từ 2-3 tháng vào giai đoạn sau khi thu hoạch.
  • Trong giai đoạn cây nở hoa cần thời tiết khô ráo, không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù để quá trình thụ phấn được thuận lợi.
  • Cây cần một lượng mưa nhiều sau khi cây ra hoa được 3 – 4 tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho vỏ thóc phát triển tới kích thước tối đa.
  • So với cây cà phê chè và cà phê mít thì cây cà phê vối chịu hạn kém nhất.


3. Yêu cầu về ẩm độ không khí

  • Ẩm độ không khí có liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước và quang hợp của cây.
  • Ẩm độ thích hợp cho cà phê chè là 70% và cà phê vối là 80%.
  • Ẩm độ quá thấp làm tăng quá trình bốc thoát hơi nước, cùng với nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng lại, quá trình quang hợp giảm do không có sự trao đổi khí với bên ngoài.
  • Ẩm độ quá cao tạo thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển.
  • Ẩm độ không khí quá cao trong lúc nở hoa là hạt phấn không phát tán được ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, nếu quá thấp làm cho vòi nhụy bị khô không tiếp nhận được hạt phấn.
  • Ẩm độ không khí thay đổi theo giống, theo tuổi và giai đoạn sinh trưởng. (Phân hoá mầm hoa cần ẩm độ thấp, Ra hoa – đậu quả cần ẩm độ vừa phải)

4. Yêu cầu về ánh sáng

Do tổ tiên của các loài cà phê sinh sống dưới tán rừng nên bản chất là một cây ưa che bóng. 

  • Cà phê chè ưa thích với ánh sáng tán xạ và kém chịu được với ánh sáng trực xạ với cường độ chiếu sáng cao.
  • Cà phê vối ưa thích với môi trường có ánh sáng dồi dào, chịu được ánh sáng trực xạ tốt hơn cà phê chè.
  • Cà phê mít ưa ánh sáng trực xạ nên không cần che bóng

Đặc biệt là cây cà phê lúc nhỏ rất mẫn cảm với ánh sáng trực xạ vì vậy cần phải được che bóng đầy đủ.

5. Yêu cầu về gió

  • Cây cà phê xuất xứ ở vùng nhiệt đới dưới các tán rừng, ưa thích môi trường tương đối lặng gió.
  • Tuy nhiên gió nhẹ lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông không khí, tăng cường khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất của cây và quá trình thụ phấn ở những loài nhị bội.
  • Gió mạnh, bão sẽ làm rụng lá, quả, gãy cành hoặc đổ cây gây thiệt hại lớn đến năng suất vườn cây. Vì vậy ở những vùng có gió mạnh hoặc bão phải xây dựng hệ thống cây chắn gió, chống bão

6. Yêu cầu về độ cao và vĩ độ

  • Độ cao và vĩ độ không phải là yếu tố khí hậu và cũng không phải là yếu tố giới hạn đối với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
  • Nhưng giữa độ cao và vĩ độ lại có mối quan hệ rất chặt chẽ đến các yếu tố khí hậu. Vì vậy khi nói đến độ cao, vĩ độ thích hợp cho loài, giống cà phê nào đó thực chất là nói đến các yếu tố khí hậu vùng đó.
  • Nhìn chung thì những nơi có cao độ cao từ 800 – 2.000m thường có khí hậu mát mẻ (thường cứ lên cao khoảng 100m nhiệt độ giảm đi gần 1 độ).
  • Vĩ độ càng cao thì nhiệt độ càng giảm.

7. Yêu cầu về đất đai

Thành phần lý, hóa tính của đất

Lý tính của đất

Hóa tính của đất

  • Đối với cây cà phê tính chất vật lý của đất quan trọng hơn tính chất hóa học.
  • Trong số các đặc tính vật lý của đất thì cấu tượng đất và tầng sâu canh tác của đất là 2 yếu tố quan trọng nhất.
  • Đất trồng cà phê phải tơi xốp, thoát nước tốt, có tầng sâu canh tác trên 70cm và mạch nước ngầm dưới 1m.
  • Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
  • Hàm lượng mùn càng cao thì đất càng tơi xốp và khả năng giữ các chất dinh dưỡng khoáng trong đất càng cao

 

  • Đạm và Kali là 2 nguyên tố khoáng cây cà phê đòi hỏi lượng lớn để sinh trưởng và phát triển. Riêng trong giai đoạn vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cần nhiều đạm và lân.
  • Ngoài đạm, kali và lân, cây cà phê cần một số nguyên tố trung và vi lượng khác như lưu huỳnh, canxi, magiê, kẽ, bo,...
  • Độ pH từ 4,5 – 6,5, nhưng tốt nhất là từ 4,5 – 5,5. Nếu pH quá thấp sẽ gây cố định lân, kali và tăng hàm lượng nhôm di động làm cho cây bị ngộ độc nhất là đối với loại đất đỏ Bazan

Xem thêm: KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ - CHỦ ĐỀ 4 - YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ

 

 

Chia Sẻ Kiến Thức Này: Chia sẻ
Xin chào Anh/Chị. Em là trợ lý ảo của Sitto Việt Nam. Em có thể hỗ trợ Anh/Chị giải đáp các dịch vụ nào dưới đây:
Trợ lý ảo SITTO - VIET NAM
Bạn cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ