1.1. Lợi ích
Sinh trưởng của cây cà phê
Quá trình nở hoa
Giai đoạn phát triển quả, hạt
Năng suất và chất lượng quả cà phê
Nước tưới có vai trò rất quan trọng đối với cây cà phê cà thời kỳ Kiến thiết cơ bản và Kinh doanh:
- Thời kỳ kiến thiết: Là giai đoạn sinh trưởng mạnh của cây cà phê. Cây cần cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển tạo cành và hình thành tán
- Thời kỳ kinh doanh
Giai đoạn phân hóa mầm hoa: Cây cần một giai đoạn khô hạn nhẹ.
Giai đoạn nở hoa, đậu quả: Độ ẩm đất tốt nhất cho cây bung hoa là 100% βđr
Giai đoạn nuôi quả:
• Giai đoạn quả chín và thu hoạch
– Cây cà phê bắt đầu giảm nhu cầu cả về nước cũng như về dinh dưỡng.
1. Nguyên tắc và lợi ích
1.2. Nguyên tắc
• Sử dụng nước tưới có hiệu quả và tiết kiệm. Không áp dụng kỹ thuật tưới tràn. Không áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa trên tán ở nơi nguồn nước khó khăn.
• Tưới nước đúng thời điểm, đủ lượng nước theo khuyến cáo. Tránh tưới thừa kể cả ở nơi có nguồn nước dồi dào.
• Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp giúp hút và đẩy nước thuận lợi, không bị quá tải.
• Trong lúc vận hành máy tưới, đường ống tưới bị rò rỉ sẽ làm thất thoát nước và máy tiêu thụ nhiều điện hơn, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì đường ống kịp thời.
• Cần có sẵn nguồn nước để có thể khai thác trong suốt mùa khô. Trường hợp mùa khô kéo dài, nguồn nước khan hiếm, cần linh hoạt tưới cầm cự với lượng nước mỗi lần tưới ít hơn bình thường để đợi mưa.
Tưới tiết kiệm Tưới phun mưa Tưới tràn
2. Các phương pháp tưới
2.1. Tưới gốc
2.2. Tưới phun mưa
2.3. Tưới nhỏ giọt
2.4. Tưới tràn
2.1. Tưới gốc (Tưới dí)
• Ưu điểm:
– Đầu tư thấp, trang thiết bị rẻ tiền, chi phí tưới thấp.
• Nhược điểm:
– Tốn nhiều công lao động sống (8-10 công/ha/lần), thao tác vận hành nặng nhọc.
• Yêu cầu:
– Phải có bồn chứa nước chung quanh gốc.
• Điều kiện áp dụng
– Tưới gốc có thể áp dụng cho hầu hết mọi điều kiện địa hình.
– Kỹ thuật này có thể sử dụng máy bơm hoặc nguồn nước tự chảy.
– Tưới dí gốc khuyến cáo áp dụng cho những khu vực có nguồn nước nhiều và ổn định.
2. Các phương pháp tưới
2.1. Tưới gốc (Tưới dí)
• Phương pháp tưới:
– Nên tưới theo thứ tự từ xa về gần.
• Kiểm soát lượng nước tưới:
– Kiểm soát lượng nước tưới bằng đồng hồ đo nước lắp đầu vòi tưới hoặc bấm giờ cho các lần tưới. Phương pháp bấm giờ sẽ có độ chính xác thấp hơn nhưng dễ áp dụng.
– Phương pháp bấm giờ thực hiện theo trình tự sau:
• Sử dụng 1 thùng phi có dung tích V (lít) định sẵn 50 lít hoặc 100 lít;
• Cho vòi tưới vào thùng và bấm giờ xem thời gian đầy thùng To (phút)
• Xác định thời gian tưới T (phút) tương ứng với lượng nước cần tưới Qt (lít) cho 1 gốc cây theo công thức: T = To * Qt/V (phút)
2. Các phương pháp tưới
2.2. Tưới phun mưa
• Ưu điểm của phương pháp:
– Thao tác vận hành dễ dàng;
– Tiết kiệm lao động sống;
– Chất lượng nước tưới cao phù hợp yêu cầu sinh lý của cây.
• Nhược điểm:
– Trang thiết bị đắt tiền
– Tiêu tốn nhiều nhiên liệu do đòi hỏi áp lực tại vòi phun khá lớn.
2. Các phương pháp tưới
2.2. Tưới phun mưa
Tưới phun mưa cho cây cà phê hiện có hai trường hợp là tưới phun mưa trên tán và tưới phun mưa tại gốc.
• Tưới phun mưa trên tán
- Ưu điểm là tạo tiểu khí hậu tốt, vườn cây sạch.
- Nhược điểm là tổn thất nước khá cao đặc biệt là khi có gió lớn
• Khi áp dụng tưới phun mưa trên tán lưu ý:
– Tùy theo công suất máy bơm, áp lực vòi phun và tốc độ gió để bố trí số lượng và khoảng cách giữa các vòi phun trên đơn vị diện tích phù hợp, sao cho nước được phun đều khắp vườn và không có cây bị lỏi.
– Đặc biệt lưu ý đến các cây ở vị trí giữa 4 vòi phun và hàng cà phê nằm ở đầu hướng gió.
2. Các phương pháp tưới
2.2. Tưới phun mưa
• Tưới phun mưa tại gốc có ưu điểm là tiết kiệm nước và có thể kết hợp bón phân qua nước tưới.
• Yêu cầu với tưới phun mưa tại gốc:
– Bố trí 1-2 vòi/gốc.
– Nước tưới cần được xử lý lắng lọc ngay tại đầu bơm hút để đảm bảo không bị tắc vòi phun.
– Hệ thống tưới phun mưa tại gốc lắp đặt cố định; Ống cấp vào vòi phun được lắp đặt trên nó có thể di chuyển xung quanh gốc tưới.
– Cần có 10-15% số vòi dự trữ để kịp thời thay thế các vòi bị tắc trong khi tưới.
• Cách tưới:
– Đối với kỹ thuật tưới phun mưa trực tiếp vào gốc nên phân khu tưới thành nhiều lô có diện tích nhỏ hơn 3000m2 và bố trí van tưới để tưới luân phiên. Tưới theo thứ tự từ lô xa về lô gần.
• Kiểm soát lượng nước tưới:
– Đối với hệ thống tưới phun mưa không có hệ thống cân bằng áp lực đầu vòi thì cần thường xuyên kiểm tra lưu lượng đầu vòi tưới để điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo chênh lệch không quá 10%.
• Điều kiện áp dụng:
– Chỉ áp dụng với những vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc i<3%.
– Có thể sử dụng máy bơm hoặc nguồn nước tự chảy có cột nước đầu ra lớn hơn 20m.
– Khuyến cáo sử dụng cho những khu vực có nguồn nước nhiều và ổn định.
– Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn chung về nước tưới và có lượng bùn cát, chất lơ lửng thấp.
2. Các phương pháp tưới
2.3. Tưới nhỏ giọt
• Hệ thống tưới gồm có máy bơm, bể chứa phân, máy lọc, đường ống dẫn, vòi phun và các van phân phối nước. Hệ thống ống dẫn có kích thước giảm dần và được chôn dưới đất, đường ống nhánh thường được làm bằng nhựa polyetylene.
• Ưu điểm của kỹ thuật tưới nhỏ giọt
Tiết kiệm nước: thường có thể tiết kiện được 30-50% lượng nước tưới so với kỹ thuật phun mưa.
Nâng cao hiệu quả của phân bón.
Chi phí vận hành thấp: do lưu lượng thấp, không đòi hỏi áp suất cao nên chi phí nhiên liệu thấp, công vận hành ít.
Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh: vì lá và lớp đất mặt không bị ướt nên có tác dụng hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh.
• Nhược điểm của kỹ thuật tưới nhỏ giọt
Đòi hỏi chất lượng nước cao.
Sự phát triển của bộ rễ bị giới hạn.
Trang thiết bị đắt tiền và đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao.
Đường ống và thiết bị dễ bị hư hỏng mất mát.
2. Các phương pháp tưới
2.3. Tưới nhỏ giọt
• Yêu cầu:
– Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trước khi mùa mưa kết thúc ít nhất 3 tháng;
– Tiến hành tưới gom rễ trong vòng 3 tháng trước khi mùa khô đến.
• Tưới gom rễ bằng cách vận hành tưới kết hợp bón một số loại phân có chứa lân và đạm với khối lượng nhỏ và thường xuyên để kích thích bộ rễ tích cực của cây tập trung phát triển xung quanh ống tưới nhỏ giọt;
– Tưới bổ sung thêm bằng phương pháp tưới dí gốc kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt tại các thời điểm nhu cầu nước của cà phê cao, đặc biệt là giai đoạn bung hoa.
– Sử dụng tưới phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt thường xuyên để bộ rễ của cây tập trung phát triển xung quanh ống tưới nhỏ giọt.
2. Các phương pháp tưới
2.3. Tưới nhỏ giọt
• Cách tưới
– Tưới nhỏ giọt cho phép tưới đồng loạt với diện tích tưới lớn.
– Không nên sử dụng giải pháp tưới nhỏ giọt luân phiên cho cây cà phê đặc biệt là giai đoạn bung hoa.
• Kiểm soát lượng nước tưới
– Hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ số đồng đều lưu lượng cao (K ≥ 90%) nên việc kiểm soát lượng nước tưới chỉ cần căn cứ vào đồng hồ đo nước tổng hoặc thời gian tưới đã quy đổi.
• Điều kiện áp dụng
– Tưới nhỏ giọt có thể áp dụng cho mọi điều kiện địa hình khác nhau.
– Hệ thống cân bằng áp lực tại các đầu vòi tưới đảm bảo lưu lượng tưới đồng đều tại những khu vực chênh lệch không quá 18m cột nước địa hình.
– Kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể sử dụng máy bơm hoặc nguồn nước tự chảy cột nước áp lực trên 20m;
– Tưới nhỏ giọt khuyến cáo áp dụng hiệu quả đối với các vùng khó khăn về nguồn nước.
– Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn chung về nước tưới và có lượng bùn cát, chất lơ lửng thấp hoặc phải có bầu lọc nước.
Bón phân qua hệ thống tưới tiết kiệm nước
• Bón phân qua hệ thống tưới có thể áp dụng trên hệ thống tưới
– Tưới phun mưa trực tiếp vào gốc;
– Tưới nhỏ giọt.
• Các loại phân có thể bón qua hai hệ thống tưới:
– Tất cả các phân bón hòa tan (phân đơn);
– Phân lỏng;
– Các loại thuốc diệt tuyến trùng cho bộ rễ;
– Chất cải tạo đất...
• Bón phân qua hệ thống tưới gồm các bước sau:
– Chọn phân:
• Phân phải có khả năng hòa tan 100% trong nước; nên lựa chọn loại phân chuyên dụng.
– Hòa phân:
• Cho phân vào bình hòa phân bón, điều chỉnh van và cấp nước vào hòa tan phân bón.
• Chú ý: các loại phân trộn chung để hòa phải phù hợp với nhau.
– Tưới phân:
• Điều chỉnh hệ thống van để nước tưới chảy qua hệ thống châm phân bón.
• Khi nào áp lực trong đường ống đạt trên 1,2 bar thì mở van và tiến hành bón phân cho cà phê.
• Lưu ý:
– Trong mùa khô:
• Khi bón phân phải tiến hành cùng các đợt tưới đủ nước.
– Trong mùa mưa:
• Thời điểm tưới phân phải căn cứ vào trạng thái ngậm nước của đất để đạt hiệu quả hấp thụ phân của cây trồng cao nhất.
• Chỉ tiến hành tưới phân khi ẩm độ bộ rễ tích cực ở trạng thái phù hợp để hấp thu chất dinh dưỡng.
– Khuyến nghị:
• Loại phân bón và thời điểm bón phân thông qua hệ thống tưới cho từng giải pháp có thể tham khảo các quy trình và hướng dẫn về bón phân cho cây cà phê.
2. Các phương pháp tưới
2.3. Tưới tràn
• Có chi phí vận hành thấp nhưng đòi hỏi địa hình khắt khe, nguồn nước dồi dào vì tổn thất trong quá trình tưới rất cao và dễ dẫn đến xói mòn rữa trôi.
• Khi áp dụng kỹ thuật tưới tràn phải làm gờ chắn nước giữa các cây cà phê trên hàng để giữ nước và hạn chế hiện tượng xói mòn.
• Các vùng bị bệnh rễ hay rệp sáp hại rễ tuyệt đối không được tưới tràn để tránh lây lan và phát triển của sâu bệnh.
3. Xác định thời điểm tưới
• Thời điểm tưới lần đầu:
– Chỉ tưới khi cây đã phân hóa mầm hoa đầy đủ giúp hoa nở nhiều và tập trung, tạo điều kiện để cây cà phê vối có thể thụ phấn thuận lợi, tưới quá sớm sẽ khiến cây có khuynh hướng phát triển cành lá nhiều hơn là ra hoa.
– Thời điểm tưới tùy theo khí hậu từng năm.
• Cách xác định thời điểm tưới lần đầu tiên:
– Xác định bằng thiết bị đo nhanh độ ẩm đất. Khi độ ẩm từ 26 - 28%, mầm hoa cà phê đã phân hóa đầy đủ.
– Nếu không có thiết bị đo nhanh, có thể quan sát bằng trực quan:
• Mầm hoa cà phê đã phân hóa đầy đủ, dài khoảng 1,5 cm;
• Hoa có màu trắng ngà;
• Lá đã bắt đầu héo rũ vào ban ngày;
• Thường giai đoạn này xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2 - 2,5 tháng.
• Các lần tưới sau:
– Dùng thiết bị đo nhanh để xác định độ ẩm đất, khi độ ẩm đất giảm xuống 28 - 30%;
– Hoặc bằng cách quan sát cây khi có biểu hiện héo vào ban ngày thì tiến hành tưới (thông thường từ 30 - 35 ngày sau tưới lần trước đó).
4. Lượng nước tưới
• Tưới bồn (tưới gốc):
– Lần tưới đầu tiên từ 400 - 450 lít/gốc.
– Tưới lần 2 trở đi: 350 - 400 lít/gốc.
• Tưới phun mưa trên tán (tưới pet):
– Lượng nước cao hơn tưới bồn 15 - 20%.
• Tưới phun mưa tại gốc:
– Lượng nước thấp hơn tưới bồn khoảng 20%.
5. Chu kỳ tưới
• Trên đất đỏ bazan, thời gian giữa 2 lần tưới liền kề khoảng 28 - 30 ngày, tùy vào điều kiện vườn cây có hệ thống cây bóng và cây rừng đảm bảo hay không.
• Trên đất xám chu kỳ tưới cần ngắn hơn, khoảng 25 - 27 ngày tùy vào điều kiện vườn cây có hệ thống cây che bóng và cây rừng đảm bảo hay không.
• Trong mùa khô hạn, cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới và chu kỳ tưới cho phù hợp với điều kiện thực tế (lượng mưa > 35mm có thể thay thế cho 1 lần tưới).
Các thông số tưới dí gốc cho cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản
Nguồn: BNN & PTNT, 2016
Các thông số tưới phun mưa trực tiếp vào gốc cho cây cà phê
Nguồn: BNN & PTNT, 2016
Các thông số tưới nhỏ giọt cho cây cà phê
Nguồn: BNN & PTNT, 2016
Đăng vào 05/02/2025 4:30:46 CH