Dưa hấu là một loại rau quả được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon ngọt, thanh mát và đặc biệt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay dưa hấu có thể trồng quanh năm, song dưa Tết vẫn được nông dân trồng nhiều nhất và được tiêu thụ mạnh nhất trong năm.
Ngoài những loại dưa dùng để ăn trong những ngày tết thì việc sử dụng dưa hấu để chưng trong mâm ngủ quả là một phong tục của ông bà ta ngày xưa với mong muốn năm mới luôn có những điều tốt đẹp, may mắn nhất cho cả gia đình. Vì vậy, ngoài yếu tố phẩm chất thì người tiêu dùng còn quan tâm đến vẽ đẹp bên ngoài của dưa. Để có quả dưa hấu to, ngon và đẹp, thu hoạch đúng tết, nông dân cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo
Dưa có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm. Có hai thời điểm gieo trồng đón tết như sau:
Xem thêm: Chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch
Các giống dưa hấu phổ biến hiện nay có thể vừa ăn trong mấy ngày tết và dùng chưng mâm ngủ quả:
Hiện nay đã có các giống An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100. Các giống dưa An Tiêm đang dần thay thế dưa sugarbaby. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, nên rất thích hợp canh tác trong vụ Noel và dưa sau tết.
Xem thêm: Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm phù hợp cho tất cả cây trồng vùng khô hạn
Xem thêm: Vai trò sinh lý của khoáng trung lượng cho cây cam, quýt, bưởi
Sửa dây cũng là một kỹ thuật cần thiết trong việc trồng dưa hấu. Việc sửa dây cho dưa hấu được tiến hành khi dây bắt đầu bỏ vòi (khoảng 20 ngày sau khi xuống bầu).
Cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng gốc với hàng trồng. Không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc chấm nụ, tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây, đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Khi ngọn dưa chưa bò ra khỏi màng phủ cần chặt nhánh bằng cây có chặn ba ghim xuống đất thủng màng phủ để giữ ngọn dưa
Trước khi lấy quả, mỗi cây nên tỉa chừa lại 1 thân chính và 1 đến 2 dây nhánh phụ (dây chèo). Nên tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7 cm. Tỉa bỏ tất cả các dây chèo và các dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, cũng có thể ngắt ngọn sau khi đã để quả có chu vi cở 2 gang tay .
Xem thêm: Kiến thức thổ nhưỡng – đất đai
Trong thời kỳ ra hoa rộ, khi dây dưa dài khoảng 1,5m (35-40 ngày sau khi gieo) thường tiến hành thụ phấn nhân tạo (nông dân còn gọi là úp nụ). Đây là kỹ thuật rất cần thiết trong canh tác dưa hấu, giúp cho trái có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc.
Trồng dưa hấu thì phải úp nụ, vì mỗi cây dưa hấu chỉ giữ một trái, trái càng to thì càng có giá trị nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy trái đúng vị trí trên thân, trái sẽ phát triển như mong muốn.
Úp nụ thường được tập trung 4-7 ngày. Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái. Thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7-9 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ.
Để tăng hiệu quả thụ phấn, trước khi úp nụ bà con nên phun sản phẩm Calcium Boron nhằm tăng sức sống hạt phấn hoa đực và khả năng nhận phấn của hoa cái, đồng thời phòng ngừa nấm bệnh tấn công.
Xem thêm: Vai trò sinh lý của khoáng đa lượng với cây cam, quýt, bưởi
Để cho trái dưa hấu to, chỉ nên để một trái/dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40-45 ngày sau khi gieo. Khi trái bằng trái chanh, chọn trái thứ ba trên dây chính.
Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh (vị trí lá thứ 8-14). Chọn trái đầy đặn, cuống to dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh.
Ngoài ra, chăm sóc trong giai đoạn mang trái cũng là yếu tố giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm. Khi trái lớn bằng trái cam, nếu giống dưa trái tròn, trong mùa nắng thì nên sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều.
Còn trong mùa mưa, nên để trái nằm ngang, tránh đít trái tiếp xúc với mặt đất ẩm ướt dễ bị nấm bệnh tấn công. Trong quá trình trái phát triển thỉnh thoảng trở bề để trái đẹp và màu vỏ trái xanh đều. Chỉ để trái đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch.
Thận trọng trong việc sử dụng phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Những loại này có tác dụng giúp thân, lá, trái phát triển nhanh nhưng thường làm phẩm chất trái giảm và cây chống chịu kém với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Giúp trái dưa hấu đẹp, tăng giá trị thương phẩm và chống nứt trái nên sử dụng Amino Max 2 (Nông Phú 666) hoặc Calcium Boron định kỳ theo khuyến cáo của sản phẩm.
Xem thêm: Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng
Đối với dưa hấu tết cần chú ý các loại sâu bệnh hại như sau:
Cần ngưng phun thuốc khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch quả.
PHÒNG KỸ THUẬT - CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
Xem thêm:
Đăng vào 17/11/2023 9:36:39 SA